Lịch sử phát triển của Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam

07:58 - Thứ Ba, 30/08/2016 Lượt xem: In bài viết

PHẦN I

CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM RA ĐỜI, VẬN ĐỘNG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TÍCH CỰC THAM GIA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1947-1957)

Chương 1: Phong trào công nhân viên chức Bưu điện và quá trình vận động thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

I. Khái quát về đội ngũ và phong trào công nhân viên chức Bưu điện trước và trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

            Công nhân viên chức Bưu điện hình thành từ quá trình thiết lập Bưu điện thực dân Pháp ở Việt Nam và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin liên lạc của Đảng. Họ mang trong mình đầy đủ những tố chất của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp tiên tiến nhất. Ngoài lòng yêu nước nhiệt thành, hầu hết họ là những người có trình độ văn hóa, có chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ luật lao động và trách nhiệm nghề nghiệp cao.

            Trong chế độ thực dân phong kiến, công chức Bưu điện Việt bị đè nén, áp bức và phân biệt đối xử nặng nề của giới chủ…ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1925, nhiều cuộc đình công, bãi công nổ ra, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân Bưu điện Sài Gòn (tháng 01/1926).

Hình thành đội giao thông viên chuyên làm liên lạc, vận chuyển tài liệu, sách báo của Đảng tới cơ sở, báo cáo của cơ sở lên cấp trên. Giao thông viên còn in báo, rải truyền đơn, treo cờ, cổ động, kêu gọi quần chúng, bảo vệ cách mạng…Phong trào công nhân viên chức Bưu điện ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc đấu tranh giành chính quyền mà còn tạo ra tiền đề chính trị cho sự ra đời Công đoàn Bưu điện Việt Nam sau này.

II. Các tổ chức tiền thân của Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám.

                    Cách mạng Tháng Tám thành công, phong trào cách mạng diễn ra rộng khắp mọi miền với các hình thức vô cùng phong phú. Ngoài việc tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng tổ chức Đảng… công nhân viên chức Bưu điện – vô tuyến điện hăng hái tham gia tổ chức Công nhân cứu quốc, từng bước xúc tiến thành lập Ủy ban Công chức Bưu điện, với tổng số hội viên ban đầu là 600 người, bao gồm toàn thể nhân viên Bưu điện tại Thủ đô.

            Để nâng cao hơn nữa tính chất tổ chức và hoạt động của phong trào công nhân viên chức. Các tổ chức lần lượt ra đời như: Ủy ban Vận động tổ chức Công đoàn được thành lập vào tháng 8/1946; Công đoàn Điện tín Hà Nội được thành lập vào tháng 9/1946, tiếp đó Công đoàn Bưu điện các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn…lần lượt ra đời; tháng 11/1946, thành lập Ủy ban Kiến thiết Công đoàn.

            Hoạt động của Công đoàn Điện tín và Ủy ban Kiến thiết Công đoàn đã đạt những kết quả quan trọng như thực hiện được sự thống nhất công nhân và viên chức, bước đầu chăm lo tốt đời sống tinh thần đoàn viên…Tuy nhiên, do thời gian hoạt động ngắn ngủi nên Công đoàn Điện tín và Ủy ban Kiến thiết Công đoàn chưa phát triển rộng rãi, chưa bao gồm toàn thể công nhân viên Bưu điện toàn quốc và chưa chuẩn bị kế hoạch hoạt động trong chiến tranh nên sau khi rời Thủ đô chuyển lên chiến khu, Công đoàn Điện tín và Ủy ban Kiến thiết Công đoàn phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian.

III. Sự ra đời của Công đoàn Bưu điện Việt Nam

Sau khi chiến tranh lan rộng ra cả nước, để đảm nhiệm công việc vận chuyển công văn tài liệu cho chính quyền, đoàn thể, phục vụ lãnh đạo kháng chiến, bộ máy giao thông kháng chiến được tổ chức và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi, từ đó, tổ chức của Công đoàn Bưu điện và của Ban Giao thông Kháng chiến được thành lập ở một số nơi như Nghệ An, Phú Yên…

Đầu năm 1947, hoạt động quân sự dần ổn định, đời sống nhân dân cũng từng bước kháng chiến hóa. Trước yêu cầu phục vụ kháng chiến và phục vụ nhân dân, bộ máy Bưu điện từng bước được chẩn chỉnh và phân cấp theo khu kháng chiến. Từ đó, tăng cường tập hợp cán bộ để gây dựng lại cơ sở, tổ chức.

Ý thức được lực lượng quan trọng của đội ngũ công nhân viên chức và lao động ngành Bưu điện, nên Tổng Liên đoàn rất quan tâm phục hồi tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong ngành Bưu điện.

Tháng 7/1947, Công đoàn Điện tín được tách ra thành 2 Công đoàn riêng biệt là Công đoàn Bưu điện Việt Nam và Công đoàn Vô tuyến điện Việt Nam. Hai tổ chức Công đoàn đều có hệ thống dọc thống nhất từ Trung ương xuống các đơn vị tỉnh.

Ngày 30/8/1947, tại thôn Thản Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt bản Điều lệ, tuyên bố thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam, đồng thời chính thức công nhận Công đoàn Bưu điện Việt Nam là một bộ phận của Tổng Liên đoàn.

Chương 2: Tập hợp, vận động công nhân viên chức tích cực tham gia các phong trào thi đua phục vụ kháng chiến chống Pháp.

I. Kiện toàn tổ chức, định hình các mặt hoạt động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1947-1949).

Ngày 01/5/1948, Chính phủ quyết định sát nhập Ban Giao thông kháng chiến vào Bưu điện, ngành Bưu điện phụ trách vận chuyển công văn, thư tín. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển cơ sở, Ban Chấp hành toàn quốc đã liên hệ với Tổng Liên đoàn để xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển tổ chức, thành lập các Ban Chấp hành cấp Liên khu để làm trung gian chỉ đạo cấp tỉnh.

Qua các hội nghị, Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam và các Công đoàn trực thuộc đã thống nhất được mô hình tổ chức gồm 4 cấp: Ban Chấp hành Công đoàn (do Hội nghị phân đoàn bầu ra); Ban chấp hành Công đoàn Bưu điện tỉnh; Ban chấp hành Liên khu; Ban chấp hành toàn quốc.

Trong điều kiện thiếu cán bộ, Ban Chấp hành toàn quốc cũng như Ban Chấp hành các cấp chưa lập được các ban chuyên môn, chỉ bước đầu phân công ủy viên phụ trách các công việc văn phòng, tổ chức, kiểm tra, thi đua, tuyên huấn, kinh tế, tài chính…chế độ, hình thức sinh hoạt Công đoàn cũng dần định hình thành nề nếp;

Nguồn tài chính dành cho hoạt động của Công đoàn các cấp trong điều kiện mới thành lập và chiến tranh rất thiếu thốn, nên Ban Chấp hành các cấp đẩy mạnh tăng gia sản xuất để tự túc một phần lương thực, thực phẩm.

Nhìn chung, trong những năm đầu kháng chiến, quá trình kiện toàn tổ chức, mạng lưới tới các công đoàn cơ sở của Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã đạt nhiều kết quả; các mặt hoạt động Công đoàn đã được định hình và luôn giữ gìn, thi hành đúng chủ trương chính sách của Chính phủ và của đoàn thể.

II. Đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển mở rộng mạng lưới, cùng toàn Ngành góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1950-1954).

Mới ra đời với bộn bề công việc ổn định và mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên…Công đoàn Bưu điện đã nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình không chỉ tham gia vào các phong trào chung của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, mà quan trọng hơn là chia sẻ, đồng hành cùng Ngành hoàn thành tốt sứ mệnh thông tin phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn bưu điện đã vận động công nhân viên chức đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ kháng chiến trong mọi điều kiện, phát động nhiều chương trình thi đua, tiêu biểu như phong trào: “Thi đua gấp tiến tới tổng phản công”; “thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công”, cuộc vận động “ Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng”, “Đẩy mạnh thi đua Ngô Gia Khảm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Ngành phục vụ đánh giặc, cải cách ruộng đất và đấu tranh ngoại giao”…đặc biệt phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được đoàn viên nhiệt tình hưởng ứng, nhiều sáng kiến đã có những giá trị làm lợi rất lớn trong việc khắc phục tình trạng thiếu nguyên vật liệu, đảm bảo bí mật thông tin liên lạc…; các cuộc vận động đoàn viên trực tiếp tham gia kháng chiến bằng các hình thức như phá đường, san lấp đồi, xây dựng tự bảo vệ Công đoàn, bảo vệ cơ quan, xung phong gia nhập các quân đội…công tác ủng hộ kháng chiến là hoạt động mang nhiều dấu ấn công đoàn…Với tinh thần chịu đựng hy sinh,gian khổ, khắc phục khó khăn của toàn thể cán bộ, công nhân viên, nhất là đội ngũ hoạt động trong vùng tạm chiến đã góp phần quan trọng xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ kháng chiến, góp phần cùng toàn Ngành góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1950-1954).

 

PHẦN II

CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

Chương 3: Kiện toàn tổ chức, phát triển đoàn viên , đổi mới hoạt động thích ứng với yêu cầu phát triển của Ngành sau hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc (1954-1960)

I. Cùng toàn Ngành khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia khôi phục kinh tế xã hội (1954-1957)

- Bước đầu sắp xếp, kiện toàn tổ chức, tìm tòi phương hướng hoạt động công đoàn thích ứng với hoàn cảnh mới. Tháng 4/1954, Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện – Vô Tuyến điện mở rộng đã xác định “củng cố kiện toàn tổ chức, kiện toàn lãnh đạo” là khâu chính trong công tác.

- Đẩy mạnh thi đua thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, với khẩu hiệu “ Đoàn kết rộng rãi trong toàn Ngành đấu tranh chống thực hiện Hiệp định đình chiến, cùng tham gia tiếp quản vùng giải phóng và phục hồi giao thông liên lạc để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất”. Đến năm 1957, với sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong Ngành đã xây dựng được một mạng lưới thông tin điện chính, bưu chính khá hoàn chỉnh.

- Bước đầu tham gia quản lý xí nghiệp, thực hiện dân chủ hóa trong quản lý và sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, theo Nghị định số 480/TTg ngày 08/3/1955 của Chính phủ, Nha Bưu điện Vô tuyến điện Việt Nam đổi tên thành Tổng cục Bưu điện Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Bưu điện, trong đó có thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức: hoạt động của Ngành chuyển từ hình thức hành chính sự nghiệp thành hoạt động có kinh doanh. Công đoàn Bưu điện không chỉ vận động cán bộ, công nhân viên chức tăng cường công tác quản lý nghiệp vụ kỹ thuật mà còn phải tham gia vào quản lý kinh tế, đưa xí nghiệp Bưu điện tiến dần vào kinh tế hoạch toán, làm cho Bưu điện trở thành xí nghiệp có tính chất xã hội chủ nghĩa.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế.

 

 

               II. Bước phát triển mới của công đoàn và phong trào công nhân viên chức Bưu điện, thi đua thực hiện kế hoạch 03 năm phát triển kinh tế văn hóa (1957-1960)

               - Trong bối cảnh toàn toàn miền bắc sôi nổi bước vào thời kỳ thực hiện ”Kế hoạch hóa ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa”, thực hiện chủ trương Đảng, Tổng Liên đoàn về kịp thời chuyển hướng công tác công đoàn, hướng trọng tâm hoạt động vào phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội cơ bản của miền bắc và thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu trong ba năm của Ngành được giao, từ ngày 9-14/12/1957, Đại hội công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức, với sự tham gia của 135 đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 19 đồng chí, BTV gồm 7 đồng chí. Thành công của Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ I đã khích lệ, động viên cán bộ, công nhân viên chức toàn Ngành hăng hái thi đua lao động, sản xuất, định hướng công đoàn phù hợp với tình hình mới, góp phần đưa phong trào Công đoàn hướng tới mục tiêu cùng toàn Ngành thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong kế hoạch ba năm.

               - Trong giai đoạn mới, dựa trên tính chất đặc thù và điều kiện của Bưu điện là sản xuất, khai thác, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động lớn, tập trung mở rộng phong trảo thi đua sản xuất và tiết kiệm nhằm đạt đến tối đa hiệu suất lao động và giảm thiểu chi phí. Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng thông tin là chủ yếu và trọng tâm trong phong trào thi đua lao động sản xuất để góp đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ I.

Chương 4: Động viên cán bộ, công nhân viên tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu của Ngành trong thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất (1961-1965)

I. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thức II Công đoàn Bưu điện Việt Nam, cùng toàn Ngành bước đầu thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất.

- Ngày 23-26/3/1960, Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ II được tổ chức.Đại hội đã bầu ra BCH Công đoàn Bưu điện với 29 ủy viên, BTV gồm 7 đồng chí.Đại hội đã đánh giá những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ 1957-1960 và nghiêm túc đánh giá những hạn chế, tồn tại.Để đưa ra phương hướng, giải pháp trong nhiệm kỳ mới. Đại hội xác định: nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức công đoàn Ngành là phải ra sức phát triển sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của năm 1960 là năm cuối của kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế đất nước.Đại hội đã đưa ra 02 chủ trương: “ Phát động phong trào phấn đấu trở thành người lao động tiên tiến”; “Kiên quyết nâng cao chất lượng thông tin, hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch năm 1960,1961- năm đầu của kế hoạch 5 năm” và nhấn mạnh đây là công tác trọng tâm để đào tạo một lớp người tiên tiến, tăng cường công tác cải tiến quản lý xí nghiệp, củng cố tổ chức công đoàn và cải thiện thêm một bước điều kiện lao động và đời sống vật chất, văn hóa cho công nhân viên chức.

II. Đại hội lần thứ III Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh Việt Nam, vận động cán bộ công nhân viên chức vượt lên khó khăn góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 05 năm lần thứ nhất.

- Đại hội lần thứ III của Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh Việt Nam được tổ chức từ ngày 17-19/5/1963. Đại hội đã tổng kết thành quả hoạt động trong nhiệm kỳ trước đã phát động được phong trào thi đua liên tục, mạnh mẽ, sâu rộng hướng mạnh vào phục vụ lao động và sản xuất, nhờ đó giai đoạn 1960-1962 kế hoạch của Ngành luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế trên các lĩnh vực, để từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp trong nhiệm kỳ tới. Trong đó, tiếp tục hướng cán bộ công nhân viên của Ngành thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua như “Xây dựng tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, “hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý”, “Ba xây, ba chống” cùng toàn Ngành hoàn thành vượt mức kế hoạch 05 năm lần thứ nhất, bước đầu tham gia chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Chương 5: Vận động, đoàn kết đoàn viên vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc (1965-1975)

I. Nỗ lực đẩy mạnh các mặt hoạt động đáp ứng yêu cầu mới, cùng toàn Ngành góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968)

            Trước hành động của đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Tổng công đoàn và bám sát nhiệm của Ngành, Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh quyết định chuyển hướng về tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới. Bộ máy công đoàn tiếp tục được bổ sung, kiện toàn và chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển sản xuất, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ra miền Bắc là ưu tiên hàng đầu trong công tác công đoàn.

            Tăng cường quản lý lao động, quản lý ngày và giờ công, cải tiến tổ chức phân công và bố trí lao động phù hợp đã làm tăng cường ý thức làm chủ tập thể và năng lực tham gia quản lý của Công đoàn và người lao động.

            Bên cạnh công tác động viên phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu, Công đoàn Bưu điện và Truyền thông tiếp tục củng cố tổ chức và cải tiến hoạt động công đoàn, tham gia xây dựng đội ngũ công nhân viên chức, tăng cường công tác đời sống và bảo hộ lao động. Với nhiều biện pháp, tập trung vào việc tăng cường cán bộ và hoạt động công đoàn ở cơ sở, nhất là các đơn vị trực tiếp sản xuất, phục vụ chiến đấu.

II. Tham gia khôi phục kinh tế và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ ra miền Bắc (1968-1972)

            Tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Tổng Công đoàn và xuất phát từ yêu cầu đấp ứng nhiệm vụ chính trị của Ngành,Đại hội lần thứ IV Công đoàn Bưu điện Việt Nam được tổ chức từ ngày 03-05/6/1968, đại hội đã bầu ra BCH khóa IV gồm 23 đồng chí, BTV có 7 đồng chí. Đại hội IV có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nêu lên phương hướng, đường lối các mảng công tác công đoàn, điều chỉnh kịp thời sát hợp với tình hình mới. Theo tinh thần Nghị quyết đại hội, phong trào công đoàn trong toàn Ngành đã bùng lên mạnh mẽ với khí thế sôi nổi, hứa hẹn những thành công mới, quyết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam khóa IV đã đặt ra.

            Năm 1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai với cường độ đánh phá ác liệt, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã phát động phong trào “ Quyết tâm đảm bảo thông tin liên lạc đánh thắng giặc Mỹ” ới khẩu hiệu “Mỗi cán bộ, công nhân viên chức là một chiến sĩ thông tin liên lạc, kiên cường, mỗi bưu cục, đài, đội, phòng, ban, xưởng máy là một chiến hào thắng Mỹ”, phong trào đã dấy lên khí thế thi đua vô cùng sôi nổi trong quần chúng, động viên tinh thần dũng cảm, đảm bảo thông tin liên lạc và tinh thần hăng say lao động của công nhân viên chức toàn Ngành phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ ra miền Bắc

III. Vận động cán bộ, công nhân viên khắc phục hậu quả chiến tranh, giữ vững thông tin liên lạc, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động công đoàn (1973-1975)

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, hòa bình lặp lại trên toàn miền Bắc, nhưng sau hai cuộc chiến tranh miền Bắc đã bị phá hủy nặng nề “làm chậm quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm”. Trước tình hình đó, trên cơ sở nhiệm vụ chung, ngành Bưu điện đặt ra nhiệm vụ cụ thể trong ba năm tới (1973-1975) là tập trung khôi phục, ổn định mọi mặt công tác sản xuất, xây dựng đời sống, tích cực cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngành, mở rộng diện phục vụ, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc, phục vụ đắc lực sự lãnh đạp của Đảng và Chính phủ. Nhằm định hướng phong trào công nhân phục vụ những mục tiêu, nhiệm vụ chung của đất nước, của Tổng công đoàn, của Ngành, đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ V được tổ chức 21/3/1973. Đại hội đã tổng kết các mặt công tác công đoàn trong năm năm qua, nêu bật những thành tựu, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại và để ra phương hướng hoạt động của Công đoàn trong nhiệm kỳ tới và vận động cán bộ, công nhân viên khắc phục hậu quả chiến tranh, giữ vững thông tin liên lạc, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong giai đoạn (1973-1975)

 

PHẦN III

CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975-1985)

Chương 6: Mở rộng và củng cố tổ chức Công đoàn trong cả nước, tích cực tham gia thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ hai (1975-1980)

I. Thống nhất Công đoàn Bưu điện trong cả nước, đẩy mạnh thi đua thống nhất mạng lưới và tổ chức Bưu điện ( 1975-1978).

II. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Ngành, phục vụ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1978-1980).

Chương 7: Đoàn kết, tập hợp, vận động đoàn viên vượt qua khó khăn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành trong kế hoạch 05 năm (1981-1985)

            I. Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đại hội VII Công đoàn Bưu điện Việt Nam, cùng toàn Ngành khắc phục khó khăn, bước đầu đổi mới quan lý (1981-1983)

            II. Bước đầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn Bưu điện Việt Nam, chuẩn bị tham gia công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1983-1986)

PHẦN IV

CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI, CÙNG TOÀN NGÀNH ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH TĂNG TỐC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (1986-2007)

Chương 8: Tích cực vận động đoàn viên thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển của Ngành trong những năm đẩu đổi mới (1986-1995)

I. Bước đầu đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, vận động đoàn viên tích cực tham gia kế hoạch phát triển tạo đà cho sự tăng tốc của Ngành (1986-1992).

II. Vận động đoàn viên phát huy sáng kiến, nâng cao trách nhiệm, thực hiện thắng lợi Kế hoạch tang tốc giai đoạn I của ngành Bưu điện (1993-1995)

Chương 9: Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2007)

I. Thúc đẩy hoạt động Công đoàn phát triển theo chiều sâu, tích cực vận động công nhân viên chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch tặng tốc giai đoạn II của ngành Bưu điện (1996-2000)

 

II. Đưa phong trào công nhân viên chức ngành Bưu điện đi vào chiều sâu, đáp ứng yêu cầu giai đoạn cạnh tranh, hội nhập và phát triển (2001-2007)