I. CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Chủ đề
- Tháng Công nhân: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”.
- Tháng hành động về ATVSLĐ: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
2. Nội dung hoạt động
2.1. Chương trình “Đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống”, “Đối thoại tháng 5”, “Cảm ơn người lao động”…
- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, học tập và triển khai nghị quyết đại hội công đoàn các cấp: Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn TT&TTVN và Nghị quyết Đại hội II Công đoàn VNPT gắn với phổ biến chính sách, pháp luật mới liên quan đến quyền lợi đoàn viên, NLĐ.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động gặp mặt, đối thoại với đoàn viên, người lao động với hình thức phù hợp, hiệu quả nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ vì sự phát triển bền vững của đơn vị, Tập đoàn cũng như lắng nghe đoàn viên, NLĐ đề xuất ý tưởng, giải pháp, kiến nghị nâng cao năng suất lao động, phát triển SXKD, đảm bảo việc làm, thu nhập bền vững cho NLĐ.
- Phối hợp tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trao hỗ trợ cho NLĐ khó khăn. Tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Tuần lễ bán hàng giảm giá” phục vụ đoàn viên, NLĐ.
2.2. Tổ chức “Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở”
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động NLĐ nâng cao nhận thức, tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn; tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên, tổ chức kết nạp “Đợt đoàn viên tháng 5”.
- Công đoàn các cấp triển khai rà soát giới thiệu đoàn viên ưu tú để cấp ủy đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.3. Triển khai hoạt động tôn vinh nguời lao động tiêu biểu
- Tổ chức tôn vinh NLĐ tiêu biểu có nhiều thành tích trong công tác, lao động sản xuát và đóng góp cho đơn vị và Tập đoàn.
2.4. Triển khai các hoạt động hưởng ứng phong trào “Khỏe - Để gia đình hạnh phúc và xây dựng VNPT phát triển”
- Các cấp công đoàn phối hợp chuyên môn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao gắn với Lễ phát động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ.
- Phối hợp tổ chức các chương trình tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ.
2.5. Tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về ATVSLĐ
- Tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng tập thể về ATVSLĐ cho đội ngũ ATVSLĐ, lựa chọn những nội dung đối thoại, thương lượng tập thể thiết thực gắn với công tác ATVSLĐ.
- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn LĐVN về nâng cao chất lượng bữa ăn ca của NLĐ. Triển khai tổ chức “Bữa cơm công đoàn” để cảm ơn NLĐ. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức tập huấn, huấn luyện cho cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên, NLĐ. Chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về công tác ATVSLĐ.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu về ATVSLĐ, ATVSV giỏi, đa dạng hóa các hình thức thi, khuyến khích hình thức thi online, sân khấu hoá.
- Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.6. Đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ
- Đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”, 5S phù hợp, thiết thực, hiệu quả gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường. Phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ, tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc. Tuyên dương, khen thưởng đoàn viên, NLĐ có sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm ATVSLĐ.
- Đẩy mạnh phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới ATVSV.
2.7. Các hoạt động giám sát, phối hợp kiểm tra về ATVSLĐ
- Các công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ; tăng cường phối hợp với NSDLĐ tổ chức hoạt động tự đánh giá, kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ tại đơn vị theo quy định.
2.8. Hoạt động tuyên truyền
a) Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền truyền thống, tinh thần bất diệt của Ngày Quốc tế Lao động 1/5; truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; về chủ trương xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
- Tuyên truyền, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số hoạt động công đoàn. Ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ.
- Tuyên truyền 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
- Thông tin, tuyên truyền các hoạt động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ; chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, gương người tốt, việc tốt về công tác ATVSLĐ trong đoàn viên, NLĐ, nâng cao nhận thức, ý thức về đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho NLĐ, phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ ...
b) Hình thức tuyên truyền
- Lựa chọn, linh hoạt kết hợp các phương pháp truyền thông truyền thống (pa-nô, áp phích...) và hiện đại (báo điện tử, các nền tảng số, trên internet, các ứng dụng di động…); và truyền thông xã hội (các diễn đàn online, Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo...). Đầu tư xây dựng kịch bản và clip ngắn tạo sự lan tỏa nhanh, hiệu ứng tốt giúp cho người lao động cập nhật kiến thức về phòng chống cháy nổ, an toàn, vệ sinh lao động, an toàn khi tham gia giao thông...
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông tuyên truyền, phản ánh những câu chuyện thực tế trong đời sống, việc làm của NLĐ, giúp xã hội hiểu, chia sẻ, trân trọng và tôn vinh NLĐ.
2.9. Tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
- Các đơn vị chủ động từ nguồn kinh phí của đơn vị theo quy định để tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà gia đình đoàn viên, người lao động bị ốm đau, bệnh tật... có hoàn cảnh khó khăn.
- Đối với các trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh “đặc biệt khó khăn” thuộc các đối tượng:
+ Đối tượng 1: Bị bệnh hiểm nghèo.
+ Đối tượng 2: Bị tai nạn lao động nặng hoặc chết (năm 2023 - 2024); Bị chết do bệnh tật năm 2024.
+ Đối tượng 3: Có thân nhân chủ yếu (vợ/chồng/con đẻ) bị bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh, nhiễm chất độc da cam.
+ Đối tượng 4: Trường hợp khác (Bản thân người lao động là trụ cột chính trong gia đình, vợ không có việc làm, nuôi cha mẹ già, con nhỏ, mức thu nhập chia bình quân đầu người/tháng tại khu vực nông thôn từ 1,5 triệu đồng trở xuống và tại khu vực thành thị từ 2 triệu đồng trở xuống).
- Hình thức thực hiện: tổng hợp báo cáo trên file: Danh sách tặng quà Tháng Công nhân - Tháng ATVSLĐ 2024 - Google Trang tính. Công đoàn VNPT đã cập nhật danh sách tặng quà CBCNV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị tặng quà nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, các đơn vị rà soát, cập nhật, bổ sung danh sách. Đề nghị các đơn vị điền đầy đủ các trường thông tin dữ liệu trong danh sách.
- Thời gian hoàn thành: trước ngày 10/4/2024 (kết thúc ngày 10/4/2024 đơn vị nào không cập nhật, bổ sung danh sách được hiểu rằng đơn vị đó không có đoàn viên, NLĐ thuộc đối tượng báo cáo).