“Những đêm trắng” không quên và cuộc chạy đua với thời gian
22h đêm ngày 30/6/2025, trong khi nhiều nơi đã tắt đèn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, thì tại các tòa nhà của Tập đoàn VNPT trên khắp cả nước vẫn sáng đèn. Hàng ngàn kỹ sư, lập trình viên, cán bộ kỹ thuật của VNPT vẫn đang miệt mài bên màn hình máy tính. Họ không ngủ, họ đang chạy đua với thời gian để hoàn thiện những công việc cuối cùng, bởi chỉ còn vài tiếng, đúng 0h ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh và xã) chính thức đi vào vận hành – một bước ngoặt lịch sử trong cải cách hành chính quốc gia. Đối với VNPT, đây không chỉ là một dự án công nghệ – mà là một “trận đánh lớn”.
Ngay từ tháng 4/2025, được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách tham gia triển khai chuyển đổi toàn bộ hạ tầng số phục vụ mô hình chính quyền địa phương hai cấp và việc sáp nhập các tỉnh, thành phố, chiến dịch “4 đêm trắng” đã được phát động trong toàn bộ hệ thống của VNPT: chuẩn hóa dữ liệu, nâng cấp phần mềm, rà soát hạ tầng, chạy thử hệ thống – tất cả để chuẩn bị cho “giờ G” với kịch bản vận hành chi tiết cho từng tình huống, sự cố. Không một giây lơ là, không một hồ sơ bị mắc kẹt, toàn bộ hệ thống vận hành xuyên suốt để đến đúng 0h00 ngày 1/7/2025, toàn quốc chính thức chuyển đổi sang mô hình hành chính mới, không gián đoạn một giây nào.
Từ 18h ngày 27/6.2025, khi hệ thống dịch vụ công các địa phương dừng nhận hồ sơ thì cũng là lúc toàn hệ thống VNPT bước vào “trạng thái đặc biệt”. Gần 6.000 cán bộ kỹ thuật, lập trình viên, chuyên gia của VNPT trên toàn quốc bước vào cuộc “tổng động viên”, đồng loạt “vào vị trí” thực hiện tách gộp dữ liệu cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chuyển đổi nền tảng kỹ thuật, đồng bộ hóa dữ liệu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống báo cáo thông minh, Trục liên thông văn bản, các phần mềm chuyên dụng như VNPT iOffice, VNPT iGate, IOC...
Các tổ công tác làm việc không nghỉ – ngày 20 tiếng, nhiều người thức trắng liên tục, chỉ ngơi nghỉ để chợp mắt giữa các ca vận hành. Kỹ sư Nguyễn Đình Khoa tại VNPT-IT là một trong hàng ngàn người miệt mài suốt chiến dịch. Từ 26–29/6, anh cùng đồng đội xử lý dữ liệu dân cư phục vụ việc sáp nhập xã, tỉnh. Làm việc gần 20 tiếng mỗi ngày, đôi mắt anh đỏ ngầu vì đau mắt đỏ, nhưng vẫn kiên quyết không rời bàn làm việc. Đến trưa 30/6, phần việc của anh đã hoàn tất đúng hạn. Khi rời văn phòng, đôi mắt đã sưng đến mức không thể mở trọn vẹn, phải điều trị. Nhưng Khoa không hối hận: “Đó là 4 ngày tôi sống trọn vẹn với sứ mệnh.”
Những người như Khoa không đơn độc. Từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, từ trung tâm dữ liệu đến từng xã, phường, hàng ngàn kỹ sư VNPT đã làm việc với 200-300% sức lực để bảo đảm các hệ thống vận hành thông suốt. Với họ, dữ liệu là mạch máu, và trách nhiệm là không để mạch máu ấy ngừng chảy – dù chỉ một giây.
Những “chiến binh số” lặng thầm nơi tuyến đầu
Trong khi trên cấp trung ương bận rộn nâng cấp hệ thống, thì ở các địa phương, đội ngũ VNPT địa bàn cũng căng mình “trực chiến”. Họ không chỉ đảm bảo kỹ thuật mà còn sát cánh cùng chính quyền mới ở từng xã, phường, nơi mọi sự gián đoạn đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.
Tại Lâm Đồng
Tại Lai Châu
Tại Nghệ An
, hơn 300 cán bộ kỹ thuật VNPT đã được bố trí về 130 xã, phường đảm bảo tối thiểu mỗi địa phương có 2 cán bộ túc trực hỗ trợ xử lý sự cố ngay trong đêm vận hành đầu tiên. Sự phối hợp giữa VNPT và Sở KH&CN địa phương được triển khai chặt chẽ nhiều tháng trước, nhằm xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, sẵn sàng phục vụ chính quyền hai cấp.Tại TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh trọng điểm khác như Bình Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế…, VNPT cũng đã kích hoạt toàn bộ hệ thống vào thời điểm chuyển giao. Không để xảy ra bất kỳ trục trặc nào, đó là mệnh lệnh duy nhất.Từ 0h ngày 1/7/2025, khi chính quyền hai cấp chính thức vận hành, đó không chỉ là khởi đầu của một mô hình hành chính mới, mà còn là thời khắc đánh dấu niềm tự hào thầm lặng của những người mang trong mình trái tim xanh VNPT.